Nguyên nhân gây cháy lá trên cây mai và cách khắc phục:
Cây bị phạm phân:
– Cây mai bị cháy lá non do bị phạm phân do bón quá nhiều và thời gian bón gần nhau dẫn đến cây mai bị nóng, lệch dinh dưỡng làm cây kiệt sức. Hiện tương đọt non bị cháy lá do cây đã bị ngộ độc dinh dưỡng.
– Không phải việc bón phân càng nhiều là càng tốt mà bà con cần phải xem cây đang thiếu chất gì và bổ sung cho thích hợp. Việc bón quá nhiều phân bón làm nồng độ chất tan trong dung dịch đất cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào thực vật cản trở quá trình hút nước của cây làm cho cây bị héo lá và nặng có thể dẫn đến chết cây.
Cách khắc phục:
+ Khi mai bị cháy lá non do bón phân quá liều, bà con nên ngừng bón và tưới nước thường xuyên để làm loãng lượng phân mà cây mai sẽ hấp thụ, sử dụng các loại phân hữu cơ giúp kích thích đẩy nhanh quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố ra khỏi cây mai. Trong trường hợp cây mai bị cháy lá nhẹ thì sau một thời gian cây sẽ tự hồi phục trở lại chỉ với các trường hợp cây bị ngộ độc nặng bắt buộc phải có sự can thiệp.
+ Để giúp cây có đầy đủ chất dinh dưỡng và hạn chế tình trạng cháy lá, héo rũ thì bà con có thể sử dụng 0,5kg Ben sol V/cây để giúp cây hấp thu đầy đủ dưỡng chất thiết yếu.
+ Lưu ý để hạn chết tình trạng cây bị ngộ độc do bón phân quá liều Bà con có thể bón phân thành nhiều lần cách 10 – 15 ngày bón 1 lần, mỗi lần với số lượng thích hợp.
Cháy lá do bị bọ trĩ chích:
– Một trong những nguyên nhân khác khiến mai bị cháy lá là do bọ trĩ chích hút đọt non. Dấu hiệu ban đầu bà con sẽ nhìn thấy lá non, đọt non bị cháy quăn queo. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị thì cây sẽ bị rụng đọt.
Cách khắc phục:
+ Để khắc phục tình trạng cháy lá chết đọt do bọ trĩ gây hại thì bà con có thể sử dụng liều dùng 1CC Feed Max + 1CC Rolex Max Gold/1 lít nước.
Cháy lá do nấm bệnh:
– Nấm bệnh cũng là một trong những nguyên nhân gây cháy lá ở cây mai. Vết bệnh xuất hiện lúc đầu ở ngọn và mép lá mai sau đó lan dần vào bên tròng lá và tạo thành mảng lớn có thể chiếm phân nửa của lá và có màu nâu xám.
– Bệnh cháy lá do nấm Pestalotia funereal gây ra, các bào từ nấm sẽ lấy lan nhanh và dẫn đến lá mai bị cháy; đặc biệt chúng thường xuất hiện trên các lá gì.
Cách khắc phục:
+ Để khắc phục tình trạng cháy lá do nấm gây ra, bà con cần sử dụng 1ml Tanixa Bio Que (nấm) + 1ml Silver Max Gold (khuẩn) + (1ml Silka: xanh lá, dày lá – hạn chế nấm bệnh tấn công) +(1ml Stick Max)/1 lít nước: loang trải, thấm sâu – phun mặt trên thấm mặt dưới lá giúp tăng hiệu quả bám dính phun đều 2 mặt lá.
Cháy lá do nắng nóng:
– Bên cạnh các nguyên nhân trên thì cây mai còn bị cháy lá do nắng nóng, cây mai lại tiếp xúc trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời trong thời gian dài. Nắng nóng sẽ làm cây mất đi hơi nước, ảnh hưởng các chất diệp lục trong lá làm lá bị tổn thương héo và bắt đầu chuyển sang màu nâu.
Cách khắc phục:
– Để khắc phục tình trạng này thì bà con cần chú ý thường xuyên tưới nước và giúp cây mai che đậy gốc hoặc giăng thêm lưới bảo vệ để cây mai không bị mất sức nhất là vào đời điểm nắng nóng. Tuy nhiên bà con cũng cần đảm bảo cây mai được cũng cấp đầy đủ ánh sáng để cây phát triển cành, đọt.